Các thiết lập cơ bản cho bản vẽ mới.
1. Thiết lập đơn vị cho bản vẽ
a. Thiết lập đơn vị cho bản vẽ
Thao tác lệnh: Gõ lệnh “Units” lệnh tắt là Un => Enter => thiết lập các thông số như hình minh họa bên dưới.
b. Thiết lập cơ bản trong hộp thoại Option
Thao tác lệnh: Gõ lệnh “Options” lệnh tắt Op => Enter => Hộp thoại Options sẽ hiện ra như hình bên dưới. Đầu tiên là Tab Display
- Ở vị trí (1) là Color Theme: Tại đây bạn có thể chỉnh màu sắc của thanh Ribbon sang màu trắng (Light) hoặc màu tối (Dark).
- Ở vị trí (2) là Color: Tại đây bạn có thể tùy chỉnh màu sắc của Background và các công cụ khác của phần mềm.
- Ở vị trí (3) là Crosshair size: Tại đây bạn có thể chỉnh được chiều dài 2 sợi dây tóc của con chuột.
Tiếp theo là Tab Open and Save
- Ở vị trí (1) là Save as: Tại đây bạn nên chuyển đuôi lưu file mặt định về định dạng AutoCAD 2007 Drawing. Khi bản vẽ được lưu ở định dạng này thì khi bạn gửi file bản vẽ cho người khác thì chỉ cần người đó cài phần mềm AutoCAD từ phiên bản 2007 trở lên là có thể đọc được file bản vẽ của bạn.
- Ở vị trí (2) là File Safety Precautions: Tại đây bạn sẽ nhập thời gian mong muốn để phần mềm tự động lưu bản vẽ tại mục Automatic save. Các phần còn lại bạn nên “tick” vào như hình minh họa, đây là nơi tạo ra các bản vẽ backup trong trường hợp phần mềm bị dừng đột ngột.
Kế tiếp là Tab Drafting
- Ở vị trí (1) là AutoSnap Marker Size: Tại đây bạn có thể tùy chỉnh độ lớn của biểu tượng truy bắt điểm như hình bên
- Ở vị trí (2) là Aperture Size: Tại đây bạn có thể chỉnh độ lớn của khẩu độ ở giữa 2 sợi dây tóc của chuột
Sau đó là Tab Selection
- Ở vị trí (1) là Pickbox size: Tại đây bạn có thể chỉnh độ lớn của biểu tượng khi chọn đối tượng như hình bên
- Ở vị trí (2) là Grip size: tại đây bạn có thể chính độ lớn của biểu tượng khi đối tượng được chọn như hình bên
Tiếp tục là Tab Profile
- Tại đây bạn có thể chuyễn đổi qua lại giữa hai giao diện AutoCAD Mechanical và AutoCAD thường, giao diện mặc định của phần mềm sẽ là giao diện AutoCAD Mechanical 2020. Trong trường hợp bạn muốn chuyễn sang giao diện AutoCAD 2020 thì hãy đúp bô click vào dòng <<VANILLA>> sau đó bấm OK => Apply.
Cuối cùng là Tab AM Standard
- Đây là tab quan trọng nhất trong hộp thoại Options mà bạn cần phải thiết lập ngay từ ban đầu. Vì AutoCAD Mechanical là phiên bản dành riêng để thiết kế cơ khí, do đó trong phần mềm đã tích hợp một bô thư viện chi tiết cơ khí với các tiêu chuẩn khác nhau. Cho nên bạn cần phải chọn ra tiêu chuẩn mà bạn đang sử dụng để thiết kế cơ khí để sử dụng được bộ thư viện này, thông thường ta sẽ chọn tiêu chuẩn ISO.
2. Chế độ truy bắt điểm
Tại sao phải dùng chế độ truy bắt điểm trong AutoCAD? Để vẽ đối tượng chính xác nhất và dễ dàng nhất thì chúng ta phải dùng đến chế độ truy bắt điểm.
Có 2 cách để bật tắt chế độ truy bắt điểm
- Cách 1: Nhấn phím F3
- Cách 2: Nhấn vào biểu tượng ở phía dưới thanh Toolbar. Khi biểu tượng sáng lên thì chế độ truy bắt điểm sẽ ở trạng thái On.
Để cài đặt các chế độ truy bắt điểm thương trú, bạn làm như sau:
- Bước 1: Nhập lệnh “Osnap” => Enter, hộp thoại Osnap sẽ hiện ra như hình bên bên dưới. Tại đây bạn hãy “Tick” và ô Object Snap On (F3) sau đó bấm Select All để chọn tất cả chế độ truy điểm.
- Bước 2: Chọn Tab Dynamic Input. Đây là tab để cài đặt hiển thị kích thước khi vẽ và hiển thị gợi ý lệnh khi nhập lệnh.
3. Cách sử dụng chuột
Chuột là công cụ bạn phải làm chủ nếu muốn học AutoCAD. Với mỗi phím chuột sẽ ứng với mỗi chức năng riêng, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua từng chức năng một.
Đầu tiên là phím chuột trái:
Chức năng của phím chuột trái là dùng để chọn đối tương. Bạn có thể chọn đối tượng bằng cách Click chuột trái vào từng đối tượng riêng lẽ, khi thấy đối tượng chuyễn sang thế này có nghĩa là đối tượng đó đã được chọn. Bây giờ bạn có thể xóa, di chuyển, hay thực hiện bất kỳ một hành động nào khác lên đối tượng này.
Bên cạnh đó bạn có thể dùng chuột trái để chọn đối tượng theo kiểu “vùng chọn”. Thường hợp 1: Khi bạn bấm chuột trái rồi thả ra, sau đó di chuyễn chuột trái theo hướng từ phải qua trái và từ dưới hướng lên thì sẽ xuất hiện vùng chọn màu xanh lá cây . Ý nghĩa là chỉ cần vùng chọn này cắt bất kỳ đối tượng nào thì đối tượng đó sẽ được chọn. Trường hợp 2: Khi bạn bấm chuột trái rồi thả ra, sau đó di chuyễn chuột trái theo hướng từ trái qua phải và từ trên hướng dưới thì sẽ xuất hiện vùng chọn màu xanh da trời . Ý nghĩa là chỉ cần vùng chọn này bao phủ bất kỳ đối tượng nào thì đối tượng đó sẽ được chọn.
Tiếp theo là phím chuột giữa.
Chức năng đầu tiên: Khi bạn nhấn giữ chuột giữa thì sẽ thực hiện lệnh Pan (Lệnh dùng để di chuyển bản vẽ), khi đó bạn sẽ thấy có biểu tượng hình bàn tay hiện ra , bây giờ bạn chỉ cần di chuyển chuột là bản vẽ sẽ tự động di chuyển theo.
Chức năng thứ 2: Khi bạn lăn chuột giữa thì sẽ thực hiện lệnh Zoom, lệnh này dùng để phóng to hoặc thu nhỏ bản vẽ.
Cuối cùng là phím chuột phải
- Chức năng đầu tiên: Khi bạn nhấn chuột phải thì nó sẽ hiện ra một dãy lệnh gợi ý, bạn có thể sử dụng những lệnh này để thao tác nhanh với bản vẽ.
- Chức năng thứ 2: Với chuột phải thì bạn có thể cài đặt thành chức năng của phím Enter. Có nghĩa là, thay vì khi nhập lệnh rồi nhấn Enter để thực hiện lệnh thì bây giờ bạn chỉ cần nhập lệnh rồi bấm chuột phải là xong. Để cài đặt chức năng này bạn làm như sau: Gõ lệnh “Options” => Enter => User Preferences => Right click Customization…Sau đó “tick” vào Turn On…
4. Tạo kiểu chữ tiêu chuẩn
Để tạo kiểu chữ tiêu chuẩn bạn làm theo các bước sau
- Bước 1: Gõ lệnh “Style” lệnh tắt ST => Enter
- Bước 2: Hộp thoại Text Style hiện ra bạn chọn “New”
- Bước 3: Đặt tên cho kiểu chữ rồi nhấn OK.
- Bước 4: Cài đặt Font chữ tại mục “Font Name” và kiểu chữ tại mục “Font Style”. Các thiết lập còn lại bạn để mặc định như hình minh họa phía trên.
- Bước 5: Để lấy kiểu chữ vừa tạo làm mặc định, bạn bấm chọn kiểu chữ sau đó bấm vào nút “Set Curent” => Close.
5. Tạo kiểu đường nét (Layer) tiêu chuẩn
Dưới đây là 4 kiểu đường nét thường gặp nhất trong một bản vẽ kỹ thuật.
- Nét liền đậm hay còn gọi là nét thấy dùng thể hiện phần thấy của chi tiết.
- Nét đứt hay còn gọi là nét khuất dùng thể hiện phần khuất của chi tiết.
- Nét tâm dùng để thể hiện đường tâm của lỗ hoặc để vẽ trục đối xứng.
- Nét liền mãnh dùng để vẽ nét gạch mặt cắt của chi tiết, thể hiện nét khi ghi kích thước hoặc vẽ đường dóng.
Để tạo được những kiểu đường nét như thế này trong AutoCAD, bạn làm theo từng bước sau:
- Bước 1: Gõ lệnh Layer “lệnh tắt LA” => Enter, hộp thoại Layer sẽ hiện ra như hình bên dưới
- Bước 2: Bấm vào biểu tượng “New Layer” để tạo Layer mới.
- Bước 3: Đặt tên cho Layer tại mục “Name” => Chọn màu sắc cho Layer tại mục “Color” => Chọn kiểu đường nét tại mục “Linetype” => Chọn chiều dày nét vẽ tại mục “Lineweight”.
Quá trình này lập lại liên tục cho đến khi bạn tạo xong tất cả các kiều Layer mà bạn mong muốn. Để tắt hộp thoại Layer bạn bấm vào biểu tượng .
Ví dụ: Dưới đây là thiết lập demo cho Layer khi trình bày trong khổ giấy A4
Name | Color | Linetype | Lineweight |
Nét liền đậm | Black – màu đen | Continuous | 0.35mm |
Nét khuất | Magenta – màu hồng | Hidden | 0.13mm |
Nét liền mãnh | Green – màu xanh lá cây | Continuous | 0.13mm |
Nét tâm | Red – màu đỏ | Center | 0.13mm |
Kết quả:
6. Tạo kiểu kích thước tiêu chuẩn
Các thành phần trong đường kích thước: Đầu tiên là chữ số, tiếp theo là ký hiệu mũi tên, kế tiếp là đường dóng, cuối cùng là khoảng cách giữa đường dóng so với đối tượng cũng như khoảng thừa ra của đường dóng so với đường kích thước (tại vị trí mũi tên) .
Các bước để tạo kiểu kích thước mới trong AutoCAD Mechaical
- Bước 1: Gõ lệnh Dimstyle “lệnh tắt D” => Enter, hộp thoại DIM Style hiện ra như hình bên dưới => chọn “New” để tạo một kiểu DIM mới => Đặt tên cho DIM tại mục “New Style Name” => nhấn vào “Continue”.
- Bước 2: Cài đặt Tab “Line”
- Vị trí (1) Dimension lines: Cài đặt đường các thông số cơ bản cho đường kích thước , tại đây bạn có thể chọn màu sắc ở mục Color tùy ý của bạn, còn phần Linetype và Lineweight bạn chọn như hình mình họa ở trên.
- Vị trí (2) Extention lines: Cài đặt các thông số cho 2 đường dóng ở hai bên ,, tại đây bạn có thể chọn màu sắc ở mục Color tùy ý của bạn, còn phần Linetype và Lineweight bạn chọn như hình mình họa ở trên.
- Vị tri (3) có 2 thành phần nhỏ:
- Extend beyond dim lines: Đây là khoảng thừa ra giữa đường dóng và đường kích thước , ở đây bạn cài đặt bằng “1” là đẹp.
- Offset from origin: Đây là khoảng cách giữa đường dóng so với đối tượng , ở đây bạn cài đặt bằng “1” là đẹp.
- Bước 3: Cài đặt Tab “Symbols And Arrows”
- Tại vị trí “Arrowsheads” bạn chọn là Closed filled như hình minh họa ở trên.
- Tại vị trí “Arrows size” bạn nhập là 2.5 nếu bạn dùng khổ giấy A4, nhập 3.5 nếu dùng khổ giấy A3 để trình bày bản vẽ.
- Tại vị trí “Arc length symbol” bạn cài đặt như hình minh họa phía trên.
- Bước 4: Cài đặt Tab “Text”
- Ở vị trí “1” là nơi bạn cài đặt kiểu chữ cho DIM, tại dòng Text Style bạn bấm vào mũi tên để lựa chọn kiểu chữ bạn muốn. Tại dòng Text Color bạn có thể chọn màu sắc theo ý thích . Tại mục Text height bạn nhập là 2.5 nếu dùng khổ giấy A4 và nhập 3.5 nếu dùng khổ giấy A3.
- Ở vị trí “2 & 3” là nơi để bạn cài đặt các hiển thị của DIM, trong mục này bạn thiếp lập như hình minh họa phía trên.
- Bước 5: Cài đặt Tab “Fit”
- Trong mục này bạn không cần phải cài đặt gì nhiều, các phần cài đặt bạn cứ làm theo như trong hình minh họa phía trên. Mục này là mục hiển thị vị trí tương đối của chữ, ký hiệu mũi tên so với đường dóng, phần này không mấy quan trọng nên chúng ta sẽ đi nhanh thôi.
- Phần bạn cần chú ý trong mục này là “Use overall scale of”, tại vị trí này bạn nhớ để là “1”, đây chính là tỉ lệ của DIM trong bản vẽ. DIM luôn luôn để ở tỉ lệ 1:1 khi thiết kế bản vẽ nhé.
- Bước 6: Cài đặt Tab “Primary Units”
- Trong mục này bạn sẽ cài đặt đơn vị tại “Unit fomat”, số thập phân hiển thị tại “Precision”, dấu phân cách số thập phân tại “Decimal separator” cũng như là bỏ số phía sao dấu thập phân bằng cách tick vào ô “Traling”.
- Sau khi cài đặt xong bạn bấm “OK” để tắt hợp thoại DIM
- Kế tiếp là bấm vào “Set Curent” để chọn kiểu DIM làm mặc định
7. Tạo bản vẽ mẫu
Sau khi bạn đã hoàn thành các bước thiết lập cơ bản cho bản vẽ thì chúng ta sẽ đi qua bước tiếp theo, bước này cực kỳ quan trọng. Vì sao ư, vì khi bạn tạo bản vẽ mẫu thành công thì từ đây trở về sau, mỗi khi bạn muốn tạo bản vẽ mới thì bạn đã có sẵn kiểu chữ, kiểu DIM, kiểu đường nét tiêu chuẩn cho bản vẽ luôn mà bạn không cần phải tạo lại.
Có nhiều bạn không biết đưuọc thủ thuật này, nên mỗi lần mở bản vẽ mới thì phải ngồi cài đặt lại các thông số cơ bản cho bản vẽ, việc này mất khá nhiều thời gian.
Vậy làm cách nào để tạo bản vẽ mẫu đây?
- Bước 1: Lưu bản vẽ với đuôi “.dwt”
- Bấm tổ hộp phím Ctrl + S => Hộp thoại lưu bản vẽ sẽ hiện ra như hình bên dưới
- Tại đây bạn đặt tên cho bản vẽ ở mục “File name”, và đuổi đuôi bản vẽ về dạng “.dwt” ở mục “Files of type” sau đó bấm “Save”
- Hộp thoại sau xuất hiện => Bấm “OK” để hoàn tất quá trình lưu bản vẽ.
- Bước 2: Cài đặt bản vẽ mẫu làm mặc định
- Bạn quay trở lại Tab “Star” trên thanh File tab.
- Bạn bấm vào mũi tên ở vị tri “1” để hiển thị ra các bản vẽ mẫu hiện tại đang có, sau đó bạn kéo xuống để tìm đến file bản vẽ bạn vừa mới lưu, cuối cùng là đup bô click chuột trái vào file mẫu ở trị trí số “2”
- Một bản vẽ mới sẽ được tạo ra và chứa đầy đủ các thông số mà bạn đã cài đặt trước đó.
- Bây giờ bạn hãy thực hành và kiểm tra lại nhé. Bạn có thể tắt phần mềm sau đó mở lại phần mềm và tạo một bản vẽ mới xem đã thành công chưa nhé