các yêu cầu khi thiết kế chế tạo chi tiết máy

Các yêu cầu khi thiết kế, chế tạo chi tiết máy

Có phải bạn đang có một ý tưởng để thiết kế một máy hay cụm chi tiết máy nào đó mà chưa hiểu về những yêu cầu khi thiết máy. Bạn đang phân vân một máy mới khi được thiết kế ra phải đảm bảo những tiêu chí gì? Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này thì hãy đọc bài viết này nhé.

Đối với từng loại máy cụ thể, ta có các yêu cầu khác nhau. Có thể chia  yêu cầu của máy ra thành 3 nhóm:

  • Những yêu cầu chung về thiết kế, chế tạo.
  • Những yêu cầu chung về vận hành.
  • Những yêu cầu về xã hội.

1. Những yêu cầu chung về thiết kế chế tạo bao gồm.

  • Đảm bảo khả năng làm việc.
  • Tính công nghệ cao.
  • Mức độ tiêu chuẩn hóa.
  • Quy cách hóa.
  • Mức độ tiêu hao vật liệu.

Đảm bảo chi tiết máy đủ  khả năng làm việc: Đây là yêu cầu cơ bản đối với máy và chi tiết máy. Ta tính toán thiết kế máy và chi tiết máy theo các chỉ tiêu về khả năng làm việc.  Các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc của máy và chi tiết máy bao gồm: Độ bền, độ cứng, độ ổn định,  độ bền mòn, độ ổn định dao động,  khả năng chịu nhiệt độ, độ chính xác, tùy vào dạng hỏng chi tiết máy mà ta đưa ra chỉ tiêu tính kết hợp.

Tính công nghệ cao: Tính công nghệ ảnh hưởng lớn đến giá thành máy. Kết cấu có tính công nghệ khi trong điều kiện sản xuất sẵn có phải dễ chế tạo,  tốn ít thời gian và chi phí. Máy thiết kế phải dễ lắp ráp, thay thế, bảo dưỡng, vận hành,..

Mức độ quy cách hóa, tiêu chuẩn hóa: Quy cách hóa được gọi là sự vay mượn đối với máy mới thiết kế chế tạo các chi tiết hoặc cụm chi tiết của máy đang sử dụng. Các chi tiết được vay mượn được gọi là quy cách hóa. Tiêu chuẩn hóa gọi là việc sử dụng trong máy mới các chi tiết hoặc cụm chi tiết được tiêu chuẩn hóa. Ví dụ, ổ lăn, ổ trượt, vít, bulong…

Mức độ tiêu hao nguyên vật liệu: Thiết kế kết cấu hợp lý, tối ưu và lựa chọn vật liệu hợp lý, để khối lượng vật liệu trong máy chế tạo thấp nhưng vẫn đảm bảo khả năng làm việc của máy.

2. Những yêu cầu về vận hành

  • Độ tin cậy cao: Chi tiết máy khi được thiết kế phải đủ xác suất làm việc, dễ dàng sửa chữa và tuổi thọ máy cao.
  • Năng suất máy: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến giá thành gia công và lợi nhuận.
  • Giá thành máy.
  • Chất lượng gia công.

3.  những yêu cầu về xã hội của máy thiết kế.

  • An toàn:  Máy hoặc chi tiết máy phải đảm bảo độ an toàn cao.
  • Thuận tiện:  Máy có kết cấu đơn giản dễ dàng vận hành và sửa chữa
  • Thẩm mỹ: Máy có hình dạng dễ nhìn màu sắc hài hòa…
  • Môi trường:  Máy thiết kế  hạn chế tiếng ồn, không gây ô nhiễm môi trường sau khi sử dụng.

Ngoài ra máy thiết kế cần thỏa mãn những yêu cầu riêng về an toàn thực phẩm, chống ăn mòn trong môi trường hay chất và chịu va đập mạnh…

Nguyễn Văn Bé

Xin chào người bạn mới! Tôi là Nguyễn Văn Bé: Founder Học Viện Vaduni Education. Thật tuyệt vời khi bạn đang có mặt tại đây, tại một website vô cùng đặc biệt. Với hơn 4 năm ứng dụng các phần mềm thiết kế cơ khí như: AutoCAD Mechanical, Autodesk Inventor, SolidWorks... vào trong những dự án thực tế, tôi tin rằng những kiến thức mà bạn đang đọc tại đây sẽ giúp bạn rút ngắn rất nhiều thời gian cho việc TỰ HỌC PHẦN MỀM của mình. Chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời tại VADUNI. Nếu cần hỗ trợ bạn vui lòng gửi mail về địa chỉ support@vaduni.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *