Hướng dẫn vẽ hộp giảm tốc - lắp ghép sơ đồ trục

Hướng Dẫn Vẽ Hộp Giảm Tốc 2 Cấp Khai Triển | Bài 5: Lắp Ghép Các Bộ Truyền Theo Sơ Đồ Trục

Chào bạn! Bạn đang đi tìm kiếm cách lắp ghép sơ đồ trục trong Autcad? Để giải đáp hôm nay chúng ta cùng nhau đi qua bài số 5 trong chuỗi seri bài viết hướng dẫn Vẽ Hộp Giảm Tốc 2 Cấp Khai triển. Trong bài số 5 này mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách để bạn có thể lắp ghép được các bộ truyền bánh răng theo sơ trục.

Ở bài viết trước đó mình đã chia sẻ cho bạn cách lắp ghép các bộ truyền bánh răng với nhau. Nếu bạn chưa đọc bài viết này thì hãy đọc nó TẠI ĐÂY.

Rồi ok…

Bây giờ mình đi vào chủ đề chính của bài viết này luôn nhé.

Hướng dẫn thiết kế lắp ghép các bộ truyền theo sơ đồ trục

Dưới đây là video hướng dẫn chi tiết cho bạn từng bước, xem ngay nhé

Bài viết chia sẻ bằng hình ảnh, bạn nên đọc qua để hiểu thêm.

Trong bước này bạn cần phải tổng hợp lại tất cả các sơ đồ tính toán trục ở trong bản thuyết minh. Mục đích là giúp cho việc kiểm soát chuỗi kích thước được chính xác và dễ dàng hơn. 

Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong quá trình vẽ.

Ví dụ: Sơ đồ trục 1

Ví dụ:  Sơ đồ trục 2

hướng dẫn lắp ghép sơ đồ trục - sơ đồ 3

Ví dụ: Sơ đồ trục 3

Các thông số quan trọng khác khi lập sơ đồ tính toán trục:

– Khoảng cách từ thành trong của hộp đến mặt bên của ổ lăn: k2= 10 mm.

– Khoảng cách từ mặt mút của chi tiết quay ngoài hộp đến nắp ổ: k3= 10 mm.

– Khe hở giữa bánh răng và thành trong của hộp:k2= 10 mm.

– Khoảng cách giữa các chi tiết quay: k1= 10 mm.

– Chiều rộng ổ: B = ? mm.

– Chiều cao của nắp và đầu bu lông: hn= ? mm.

– Chiều rộng bánh đai: C = ? mm.

– Chiều rộng bánh răng : D = ? mm.

– Chiều dài mayơ của khớp nối: L = 2.d = 2.35= ? mm

Tại đây, bạn sẽ tiến hành lắp các bộ truyền lại với nhau theo sơ đồ tính toán trục. (Theo đúng kích thước bạn đã tính toán trên sơ đồ). Bước này rất quan trọng, do đó bạn phải làm thật sự cẩn thận và chi tiết. Các thông số kích thước phải chính xác với nhau.

Lưu ý khi vẽ lắp ghép sơ đồ trục

Có một số trường hợp khi bạn lắp ghép các bộ truyền lại với nhau theo sơ đồ tính toán trục sẽ có một số kích thước chưa hợp lý. Lúc đó bạn cứ yên tâm vì trong quá trình tính toán rất có thể bạn đã tính nhầm một thông số nào đó. 

Lúc này bạn hãy quay lại kiểm tra thật kỹ các thông số một lần nữa trước khi bắt tay vẽ nhé.

Phải đảm bảo rằng các thông số mà bạn vừa tính ra ở bài thuyết minh điều do bạn tự làm chứ không phải COPY từ bài của người khác. 

Vì sao tôi lại liệt kê đến phần này? Vì có một số bạn chỉ đi COPY bài của người khác rồi chỉnh sửa lại hoặc có một số trường hợp để y chang như vậy luôn. 

Đây là vấn đề rất tiêu cực, bạn sẽ không hiểu được ý nghĩa thật sự của các con số đó là gì, vậy thì làm sao có thể vẽ được.

Nên việc đầu tiên là bạn phải nắm thật vững những kiến thức ở trên. Nó sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian hơn rất nhiều và cũng giúp cho bạn có thể vượt qua được môn đồ án khi bạn bảo vệ. 

Đó là một số chú ý tôi muốn chia sẻ với bạn trước khi bạn thực hiện bước này. 

Để hiểu rõ hơn thì bạn hãy xem ví dụ bên dưới nhé.

hướng dẫn lắp ghép sơ đồ trục

Xem video hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

Tham khảo:

HOT: Bộ Ebook Hướng Dẫn Vẽ Hộp Giảm Tốc Trong 3 Ngày

Nguyễn Văn Bé

Xin chào người bạn mới! Tôi là Nguyễn Văn Bé: Founder Học Viện Vaduni Education. Thật tuyệt vời khi bạn đang có mặt tại đây, tại một website vô cùng đặc biệt. Với hơn 4 năm ứng dụng các phần mềm thiết kế cơ khí như: AutoCAD Mechanical, Autodesk Inventor, SolidWorks... vào trong những dự án thực tế, tôi tin rằng những kiến thức mà bạn đang đọc tại đây sẽ giúp bạn rút ngắn rất nhiều thời gian cho việc TỰ HỌC PHẦN MỀM của mình. Chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời tại VADUNI. Nếu cần hỗ trợ bạn vui lòng gửi mail về địa chỉ support@vaduni.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *