Để thiết kế ra được một chi tiết máy hoàn thiện thì bạn cần phải hội tụ đủ rất nhiều yếu tố:
Thứ nhất: Là bạn phải làm chủ được kỹ năng phần mềm của mình. Ở đây, có thể là phần mềm AutoCAD, AutoCAD Mechanical hay các phần mềm 3D khác.
Thứ hai: Bạn cần phải đọc hiểu được bản vẽ, vì nếu bạn không đọc được bản vẽ thì sao bạn có thể thiết kế được.
Thứ ba: Bạn phải hiểu về chức năng của từng chi tiết có trong Cơ cấu máy của bạn. Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào.
Thứ tư: Bạn phải biết được chi tiết của bạn được gia công theo phương pháp nào. Dung sai lắp ghép và dung sai kích thước ra làm sao, sai lệch hình học, độ nhám bề mặt…
Thứ năm: Bạn phải có kỹ năng trình bày và quản lý bản vẽ.
⇒ ĐÂY LÀ NHỮNG KỸ NĂNG ÍT NHẤT BẠN CẦN CÓ TRƯỚC KHI BẠN BẮT ĐẦU THIẾT KẾ
Nhưng trước khi chúng ta đi sâu vào thiết kế, tôi muốn chia sẻ cho bạn một số trường hợp bạn cần chú ý khi bắt đầu thiết kế chi tiết máy.
NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY
- Chi tiết phải dễ gia công, tiết kiệm thời gian gia công.
- Đảm bảo khả năng lắp ráp của chi tiết, Dễ dàng tháo lắp và sửa chữa.
- Có kết cấu chi tiết đơn giản.
- Dễ vận hành.
⇒ TIẾT KIỆM THỜI GIAN, CHI PHÍ, HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
NHỮNG KẾT CẤU THƯỜNG GẶP KHI THIẾT KẾ
1. DOA LỖ
Khi doa các lỗ đồng trục thì nên gia công suốt. Do đó, khi thiết kế, bạn cần để ý phần này. Dưới đây là một số ví dụ minh họa.
Qua ba ví dụ trên bạn đa rút ra được bài học gì chưa? Nếu chưa hiểu vì sao nó lại như vậy thì bạn cố gắng dành thời gian để tìm hiểu thêm nhé. Chỉ khi nào bạn tự hiểu vấn đề thì khi đó bạn mới nhớ lâu được. Đây chính là đỉnh cao của việc tự học.2.GIA CÔNG MẶT
2.GIA CÔNG MẶT
Đối với những chi tiết cần gia công bề mặt (Tiện, phay…) thì các bề mặt được gia công nên bố trí nằm trên cùng một mặt phẳng. Mục đích là để gia công nhanh hơn, giảm số lần gá đặt chi tiết ⇒ Giảm thời gian gia công.
Khi thiết kế, các chi tiết phải đảm bảo khả năng gia công được trên các máy công cụ
Dưới đây là một ví dụ thường gặp khi gia công mặt
Còn đây là một ví dụ về khoan lỗ trên máy
3. KẾT CẤU ĐƠN GIẢN, LẮP RÁP DỄ DÀNG
Thiết kế vẫn đảm bảo chỉ tiêu làm việc nhưng số lượng chi tiết ít nhất, số thao tác lắp ráp ít nhất ⇒ Giảm thời gian lắp ráp, hạ giá thành sản phẩm.
Ví dụ 1:
Chúng ta cùng nhau phân tích ví dụ này nhé:
Đầu tiên, trong cơ cấu này có những chi tiết sau:
– Trục dẫn
– Bánh răng
– Ổ lăn
Nhưng kết cấu trục ở đây không hợp lý, khó lắp ráp, vì cấp chính xác khi lắp ráp ổ lăn với trục và bánh răng với trục khác nhau.
Ví dụ 2:
Khi chúng ta thay đổi kết cấu trục ở ví dụ 1 đi một chút thì kết cấu cụm chi tiết đã khác. Các thao tác lắp ráp được dễ dàng hơn, quá trình gia công chi tiết trục cũng đơn giản hơn, và quy trình lắp ghép cũng tinh gọn hơn.
⇒ Đây là những kỹ năng cần thiết mà nếu bạn muốn đi theo nghề thiết kế thì chắc chắn bạn phải biết điều này.
⇒ Hãy rèn luyện nó từng ngày, học tập từng ngày để tăng khả năng tư duy của bạn
⇒ Vì việc học là một hành trình chứ không phải là đích đến, hãy liên tục nổ lực và tiến về phía trước nhé.
ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ SHARE BÀI VIẾT NÀY NẾU NÓ HỮU ÍCH CHO BẠN NHÉ
Hẹn gặp lại bạn ở nhũng bài viết tiếp theo.