Cách đọc ký hiệu ren

Tìm Hiểu Về Ren – Cách Đọc Ký Hiệu Ren

1. TÌM HIỂU VỀ REN

Sự hình thành ren: Ren hình thành bằng chuyển động xoắn ốc. Một điểm chuyển động đều trên một đường sinh. Khi đường sinh quay tròn đều quanh một trục sẽ tạo thành một quỹ đạo là đường xoắn ốc.

  • Khoảng cách di chuyển của điểm chuyển động trên đường sinh. Khi đường sinh đó quay được một vòng gọi là bước xoắn (Ph).
  • Ren hình thành trên bề mặt của trục gọi là ren ngoài. Ren hình thành trong lỗ gọi là ren trong.
  • Bước ren là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau, kí hiệu là
  • Nếu ren có nhiều đường xoắn ốc (đầu mối) thì bước ren P bằng bước xoắn Ph chia cho số đầu mối n.
  • Phân biệt ren trái và ren phải:
  • Khi vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về phía trước thì ren có hướng xoắn phải  (ren phải)
  • Khi vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về phía sau thì ren có hướng xoắn trái (ren trái)

2.  PHÂN LOẠI REN

  • Ren hệ mét: dùng trong mối ghép thông thường, profin ren là hình tam giác đều, kí hiệu ren hệ mét là M. Ví dụ: M10, M12, M14, M16, M18, M20…kích thước cơ bản của ren bước lớn quy định trong TCVN 2248 –77.
  • Ren ống: dùng trong mối ghép các ống, prôfin của ren ống là hình tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 55º, kích thước của ren ống lấy inch làm đơn vị. Kí hiệu của inch là dấu (1”= 25,4 mm). Kích thước của ren ống hình trụ được quy định trong TCVN 4681- 89 và ren ống hình côn trong TCVN 4631 – 88. Ren ống có 2 loại:
  • Ren ống hình trụ có ký hiệu profin là G
  • Ren ống hình côn có ký hiệu profin là R  
  • Ren hình thang: dùng để truyền lực, profin ren là hình thang cân có góc ở đỉnh bằng 30º, kí hiệu là Tr. Kích thước của ren hình thang được quy định trong TCVN 4673- 89  
  • Ren tựa (ren đỡ): dùng để truyền lực, profin ren là hình thang thường có góc ở đỉnh bằng 30º, kí hiệu là S. Kích thước cơ bản của ren tựa được quy định trong TCVN 3377 – 83.  
  • Ngoài ren tiêu chuẩn ra còn có ren không tiêu chuẩn là ren có profin ren không theo tiêu chuẩn quy định, như ren vuông, kí hiệu là Sq.

3.  QUY ƯỚC VẼ REN

  • Ren ngoài:
  • Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
  • Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh.
  • Đường tròn đáy ren vẽ hở 1/4 và chỗ hở thường đặt ở góc trên bên phải đường tròn.  
  • Ren trong:
  • Đối với ren trong thấy được trên mặt cắt và hình cắt thì được vẽ như ren ngoài nghĩa là đường đỉnh ren trong vẽ nét liền đậm và đáy ren trong vẽ bằng nét liền mảnh.
  • Nếu bị che khuất thì các đường của ren được vẽ bằng nét đứt  

4.  GHI KÝ HIỆU REN

Các loại ren được vẽ theo quy ước giống nhau. Vì vậy dùng ký hiệu ren để phân biệt các loại ren. Cách ký hiệu theo quy định của của TCVN 204 – 1993 như sau:  

  • Ký hiệu ren được ghi theo hình thức ghi kích thước và đặt trên đường ghi kích thước của đường kính ngoài, gồm ký hiệu profin ren, đường kính danh nghĩa, bước xoắn (bước ren) và hướng xoắn.
  • Đối với ren hệ Mét, ren có bước nhỏ thì ghi bước ren ngay sau đường kính danh nghĩa, ngăn cách bởi dấu x, còn ren bước lớn thì không ghi.
  • Ren có hướng xoắn phải không cần ghi ký hiệu hướng xoắn, nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi ký hiệu LH.

Bảng ví dụ ký hiệu về ren:

5.  KÍCH THƯỚC THÔNG DỤNG CỦA TỪNG LOẠI REN REN

  • Ren hệ mét:
  • Ren ống hình trụ:
  • Ren ống hình côn:
  • Ren hình thang:
  • Ren hình tựa:

Nguyễn Văn Bé

Xin chào người bạn mới! Tôi là Nguyễn Văn Bé: Founder Học Viện Vaduni Education. Thật tuyệt vời khi bạn đang có mặt tại đây, tại một website vô cùng đặc biệt. Với hơn 4 năm ứng dụng các phần mềm thiết kế cơ khí như: AutoCAD Mechanical, Autodesk Inventor, SolidWorks... vào trong những dự án thực tế, tôi tin rằng những kiến thức mà bạn đang đọc tại đây sẽ giúp bạn rút ngắn rất nhiều thời gian cho việc TỰ HỌC PHẦN MỀM của mình. Chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời tại VADUNI. Nếu cần hỗ trợ bạn vui lòng gửi mail về địa chỉ support@vaduni.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *