Vẽ hộp giảm tốc khai triển - kết cấu hộp giảm tốc

Hướng Dẫn Vẽ Hộp Giảm Tốc 2 Cấp Khai Triển | Bài 2: Kết Cấu Hộp Giảm Tốc

Hướng Dẫn Vẽ Hộp Giảm Tốc 2 Cấp Khai Triển | Bài 2: Kết Cấu Hộp Giảm Tốc. Có phải bạn đang làm đồ án thiết kế chi tiết máy? Có phải bạn muốn tìm cho mình một bộ tài liệu hướng dẫn cách vẽ hộp giảm tốc 2 cấp khai triển nhanh nhất? Hoặc đơn giản là bạn muốn biết được quy trình để giúp bạn vẽ được hộp giảm tốc. Nếu đây là những câu hỏi của bạn thì bạn không thể bỏ qua bài viết này.

Bài viết liên quan

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho bạn phần tiếp theo của chuỗi seri bài viết: Hướng dẫn vẽ Hộp Giảm Tốc 2 cấp khai triển.

Để vẽ được Hộp Giảm Tốc thì trước tiên bạn cần phải biết kết cấu của nó bao gồm những chi tiết nào? công dụng ra sao đúng không?

        Chắc chắn rồi, bạn không thể đi từ Quận 12 đến Quận 1 được nếu bạn không biết đường đi đến đó.

        Vẽ Hộp Giảm Tốc cũng vậy.

        Bạn sẽ không thể hoàn thành nó khi bạn không biết gì về nó. Do đó, việc đầu tiên trong chuỗi quy trình này là tìm hiểu KẾT CẤU CỦA HỘP GIẢM TỐC.

      Dưới đây là một video ngắn tôi đã tóm tắt lại toàn bộ chi tiết có trong hộp giảm tốc 2 cấp khai triển. Bạn có thể xem qua video nhắn này để hiểu rõ hơn kết cấu cơ hộp giảm tốc.

Dưới đây là bài viết tóm tắt toàn bộ những chi tiết cũng như là kết cấu của hộp giảm tốc 2 cấp khai triển.

1. Tìm hiểu hình chiếu bằng của hộp giảm tốc

vẽ hộp giảm tốc khai triển - hình chiếu kết cấu hộp giảm tốc

Ở hình chiếu bằng của hộp giảm tốc chúng ta sẽ có những chi tiết sau

 đầu tiên Đó chính là bộ truyền bánh răng cấp nhanh (22) và bộ truyền bánh răng cấp chậm (1).

Tiếp theo sao là chi tiết bạc chắn dầu (2),  chức năng của bạc chắn dầu là dùng để để lót kính ổ, không để cho cho dầu bôi trơn bên trong hộp đi vào ổ lăn.  Vòng trắng dầu thường được thiết kế dạng hay rảnh hoặc 3 rảnh. 

  Dưới đây là bản vẽ bạc trắng dầu:

Kế tiếp là chi tiết ổ lăn.  đối với hộp giảm tốc 2 cấp khai triển thì chúng ta thường dùng ổ bi, ổ bi đỡ chặn hoặc ổ côn đỡ chặn. Ổ bi đỡ chặn được dùng trong trường hợp có cả lực dọc trục và lực hướng tâm. 

 Nếu bạn đang sử dụng phần mềm Autocad Mechanical thì bạn dễ dàng lấy những loại ổ lăn này ra từ trong thư viện. Trong trường hợp bạn sử dụng  phần mềm AutoCAD thường để vẽ hộp giảm tốc thì bạn có thể download bộ bản vẽ mẫu về để sử dụng.

Tiếp tục là chi tiết nắp ổ, với nắp ổ thì chúng ta có hai loại: Loại đầu tiên là nắp ổ kín, loại thứ hai là nắp ổ hở. 

Ngoài ra, ở dưới hình chiếu bằng chúng ta còn thấy được những con bu lông nắp ổ. Nhiều trường hợp chúng ta còn có thêm chi tiết là phe trục. 

2. Tìm hiểu hình chiếu đứng của hộp giảm tốc

Kết cấu hộp giảm tốc - Hình chiếu đứng của hộp giảm tốc

Ở hình chiếu đứng của hộp giảm tốc các bạn sẽ thấy được những chi tiết như sau: Đầu tiên đó chính mà que thăm dầu; thứ hai là những con bulong ghép nắp và thân hộp; thứ ba là bulong vòng; thứ tư là những con bulong nắp thăm; thứ năm là nắp thăm; thứ sáu là nút thông hơi và cuối cùng là những con bulong cạnh ổ.

Tất cả những chi tiết này đều được thiết kế theo tiêu chuẩn. Do đó các bạn không cần phải ngồi vẽ lại những chi tiết này, ở đây tôi đã chuẩn bị  bộ bản vẽ mẫu sẵn cho bạn. Việc của bạn là nhấn vào đường link ở phía dưới để tải bộ bản vẽ mẫu này về và sử dụng thôi.

3. Tìm hiểu hình chiếu cạnh của hộp giảm tốc

Kết cấu hộp giảm tốc - hình chiếu cạnh của hộp giảm tốc

Ở hình chiếu cạnh của hộp giảm tốc, chúng ta sẽ thể hiện một phần hình cắt của bộ truyền bánh răng. Một phần của nút tháo dầu và que thăm dầu. Cũng như ở đây chúng ta sẽ thấy được chi tiết then của từng trục. Bên cạnh đó còn có chốt định vị giữa nắp và thân hộp.

Như vậy Là trong bài viết này. Tôi đã chia sẻ cho bạn rất chi tiết kết cấu của hộp giảm tốc 2 cấp khai triển. Nhiệm vụ của các bạn là click vào đường link bên dưới để tải bộ bản vẽ mẫu này về và chèn vào bản vẽ của bạn để sử dụng thôi.

Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích cho bạn thì bạn đừng quên Like và Share bài viết này cho nhiều người nhé.

Tham khảo:

Hẹn gặp lại bạn ở trong bài viết tiếp theo.

Nguyễn Văn Bé

Xin chào người bạn mới! Tôi là Nguyễn Văn Bé: Founder Học Viện Vaduni Education. Thật tuyệt vời khi bạn đang có mặt tại đây, tại một website vô cùng đặc biệt. Với hơn 4 năm ứng dụng các phần mềm thiết kế cơ khí như: AutoCAD Mechanical, Autodesk Inventor, SolidWorks... vào trong những dự án thực tế, tôi tin rằng những kiến thức mà bạn đang đọc tại đây sẽ giúp bạn rút ngắn rất nhiều thời gian cho việc TỰ HỌC PHẦN MỀM của mình. Chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời tại VADUNI. Nếu cần hỗ trợ bạn vui lòng gửi mail về địa chỉ support@vaduni.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *